Cách chưng yến sào đúng cách sẽ giữ được hương vị đặc trưng và hàm lượng dinh dưỡng cao trong tổ yến. Như thế nào là chưng yến đúng cách ? Thay vì sử dụng yến như một món ăn bồi bổ nhàm chán thì hãy cùng Phương Duy Nest chế biến yến sào thành những món ăn thơm ngon hấp dẫn nhé!

Cách chưng yến đúng cách

Sơ chế và làm sạch trước khi chế biến:

Cách sơ chế yến thô:

Yến thô khi mua về là những tổ yến vẫn còn nguyên tạp chất để lại trong quá trình sinh hoạt của chim yến. Các bạn cần sơ chế thật sạch để tránh việc lưu lại vi khuẩn và lông yến gây ảnh hưởng đến sức khoẻ khi ăn yến sào.

Chuẩn bị :

Thực hiện:

  • Dùng bàn chải mềm chà sạch tổ yến thô để loại bỏ cặn bẩn.
  • Ngâm tổ yến vào nước sạch khoảng 3 phút.
  • Lau khô và bỏ vào hộp thực phẩm có nắp đậy. Ủ trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 4 tiếng.
  • Lấy tổ yến đã ủ mềm, tách nhẹ các phần trong tổ yến và bắt đầu nhổ lông bằng nhíp chuyên dụng.
  • Trong quá trình nhổ lông, hạn chế ngâm rửa yến nhiều lần để tránh làm mất dưỡng chất.
  • Thành phẩm: Tổ yến được làm sạch hoàn toàn cặn bẩn, sợi yến tơi, mềm có màu trắng đục và độ đàn hồi nhẹ. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 10 ngày.

Cách sơ chế yến tinh chế:

Yến tinh chế là tổ yến đã được làm sạch hoàn toàn đã qua sấy khô. Trước khi chế biến chỉ cần ngâm trong nước lạnh với thời gian phù hợp từng loại:

Chân yến tinh chế cần ngâm từ 45 – 60 phút, đối với chân yến già cứng có thể ngâm lâu hơn và quan sát độ nở đến khi đạt yêu cầu.

Tổ yến tinh chế cần ngâm từ 15 – 30 phút, nhớ quan sát độ nở nhé.

Yến vụn tinh chế chỉ cần ngâm từ 5 – 15 phút.

Cách chưng yến đúng cách sẽ giúp giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng tốt nhất của yến sào. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về công dụng của tổ yến cũng như cách ăn hiệu quả nhất, chúng tôi khuyên bạn nên đọc bài viết dưới đây. 

Tham khảo thêm: Tác dụng của yến sào

Chưng yến với gì? Những nguyên liệu thường dùng?

Chưng yến với gì để tốt cho sức khỏe mà hương vị thơm ngon. Là thực phẩm bồi bổ sức khoẻ thường được kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, mình thấy đa phần nguyên liệu đi kèm khi chưng yến là các loại trái cây khô, hạt dinh dưỡng hay thảo dược có nhiêu chức năng tốt cho cơ thể.

Bạch quả: Thường thấy ở các món chè, súp giải nhiệt của người Hoa. Đây là một dược liệu quý giúp cải thiện lưu thông máu, chống oxy hoá và hỗ trợ chứng mất ngủ.

Hạt chia: Là loại hạt nhỏ nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kì cao. Omega- 3 có trong hạt chia tăng cường sức khoẻ, hỗ trợ ăn kiêng hiệu quả. Ngoài ra hạt chia còn bảo vệ sức khoẻ tim mạch rất tốt.

Kỷ tử:Được biết đến nhiều thực phẩm dưỡng nhan cho phụ nữ, kỷ tử còn có tác dụng bổ máu, ngăn ngừa khối u và bồi bổ sức khoẻ.

Đông trùng hạ thảo: Là dược liệu quý trước giờ chỉ có trong tự nhiên, tuy nhiên hiện tại đã có nhiều cơ sở nghiên cứu ra các loại đông trùng hạ thảo nhà kính với công dụng vô cùng thần kì cho sức khoẻ. Ngoài khả năng tăng miễn dịch, làm đẹp và tăng cường sinh lý thì tác dụng của đông trùng hạ thảocòn được sử dụng nhiều cho người bệnh liên quan đến máu đông, làm hạn chế tai biến, tắt nghẽn động mạch ở người lớn tuổi.

Hạt sen: Là món ăn rất gần gũi với người Việt, hạt sen được xem là dược liệu quý hỗ trợ giấc ngủ, an thần cũng như hàm lượng protein, canxi có trong hạt sen phù hợp với người suy nhược cần phục hồi.

Mật ong: Là loại thực phẩm giàu năng lượng, mật ong còn giúp cơ thể đào thải độc tố và ngăn ngừa xâm hại bởi nhiều loại vi khuẩn đối với cơ thể.

Gừng: Là gia vị thường dùng trong các bữa ăn, gừng có tính ấm, hỗ trợ kháng viêm, tốt cho hệ tiêu hoá và xoa dịu các cơn đau. Đặc biệt, khi chưng yến sào, gừng có tác dụng giảm mùi tanh làm món yến chưng thơm ngon hơn.

Táo đỏ:Là loại quả khô được dùng trong Đông y từ xa xưa, táo đỏ có nhiều dưỡng chất hỗ trợ lưu thông máu, ổn định huyết áp, bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, táo đỏ có chất chống oxy hoá cao, giúp cải thiện làn da và ngăn ngừa lão hoá.

Ngoài những nguyên liệu kể trên, yến sào được chế biến kết hợp cùng rất nhiều nguyên liệu khác tạo ra nhiều món ăn thơm ngon trong gia đình cũng như những bữa tiệc sang trọng.

Nên chưng yến bao lâu?

Yến sào có kết cấu mềm và dễ tan trong nước, nhất là ở nhiệt độ cao. Vì vậy, khi chế biến các món ăn, chỉ nên chưng yến sào khoảng 20 phút và để riêng. Sau khi chế biến xong các thành phần còn lại mới cho yến sào vào sau cùng, đây là cách chế biến tối ưu nhất để giữ trọn dinh dưỡng có trong tổ yến.

Lưu ý khi chưng yến cho bé: Bé dưới 1 tuổi không nên dùng yến sào vì hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn chỉnh. Mẹ nên tìm hiểu kĩ về lượng yến cho bé ở mỗi độ tuổi để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Chúng tôi khuyên mẹ nên xem kĩ cách sử dụng yến sào và kết hợp với những nguyên liệu dễ ăn như táo đỏ, long nhãn, hạt chia hay nho khô để phù hợp khẩu vị của bé.

Đặc biệt: Sản phẩm yến vụn tinh chế baby nhà Phương Duy rất phù hợp và tiện lợi khi chế biến cho bé đấy, mẹ nên thử nhé!

Lưu ý khi chưng yến tươi: 

Yến tươi khi cho vào thố chưng phải đạt độ nở mềm nhất định. Nếu cảm thấy yến vẫn còn cứng hãy ngâm thêm một chút.

Lượng nước đổ vào thố chưng phải đảm bảo ngập hết phần tổ yến, vì trong quá trình chưng những sợi yến không ngập nước sẽ bị khô lại.

Lượng tổ yến và nước chưng trong thố không nên quá nhiều, vì sẽ có độ nở sau khi chưng, bạn căng chỉnh để không bị tràn ra ngoài.

Tuyệt đối không hâm yến bằng lò vi sóng, chỉ nên chưng cách thuỷ lại nếu muốn làm nóng.

Mỗi loại yến sau khi chưng sẽ có độ nở khác nhau, bạn nhớ tìm hiểu kĩ về các loại yến khô đóng gói để không hiểu rõ hơn.

luu-y-khi-chung-yen-tuoi

Chưng yến trong bao lâu ?

Bảo quản yến đúng cách khi chưa sử dụng:

Đối với yến khô khi mua về, cần bảo quản ở nhiệt độ mát mẻ, khô ráo ( có thể để được đến 2-3 năm)

Đối với yến tươi đã sơ chế ( đã nở mềm), cần để trong hộp kín và để trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 10 ngày. Nếu để ngăn đông có thể lên đến 6 tháng.

Đối với yến chưng, bạn nên bọc kín để ngăn ngừa vi khuẩn trong tủ lạnh, tốt nhất dùng trong ngày hoặc tối đa 3 ngày để tránh làm mất dưỡng chất và mất mùi vị từ các nguyên liệu đi kèm.

Cách chưng yến ngon tại nhà:

Chưng yến bằng nồi điện chuyên dụng: Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều nồi chuyên dụng cho việc chưng yến. Kết cấu chung bao gồm một thố sâu lòng bằng sứ – thuỷ tinh và một vỏ nồi nhựa (giống nồi cơm điện)

Khi chưng yến chỉ cần cho lượng yến vừa đủ vào thố, đổ nước vào nồi theo mức nước quy định và bật nồi theo các mức thời gian cơ bản.

Cách chưng yến này rất tiện lợi, thời gian được set sẵn hạn chế việc để quên gây cháy nổ

Chưng yến bằng bếp, nồi chảo thông thường: Cho yến vào chén, tô, thố sứ, để lượng yến vừa phải để yến còn nở thêm. Đổ nước vào nồi, chảo ngập khoảng 1/3 chiều cao dụng cụ đựng yến và chưng lửa vừa trong 20 phút.

Đây cũng là cách chưng yến đơn giản nhất mà rất nhiều gia đình đang áp dụng.

Và nếu quý khách đang thắc mắc chưng yến với bao nhiêu nước là đủ thì chúng tôi cũng có bài viết chia sẻ 1 tai yến chưng bao nhiêu nước là hợp lý? Và những sai lầm thường gặp.

Bảy cách chưng yến sào đơn giản và nhanh

01. Cách chưng yến hạt sen:  

Chuẩn bị: yến sào tươi, hoặc yến khô đã ngâm mềm 15 phút – hạt sen – nước lọc – đường phèn – gừng ( hoặc lá dứa)

Thực hiện: rửa sạch tất cả nguyên liệu, cho hạt sen vào nấu với lượng nước vừa ngập, nấu chín mềm khoảng 15-20 phút.

Cho yến vào thố chưng khoảng 10 phút, cho thêm đường phèn,nước lọc, hạt sen đã nấu chín và vài lát gừng ( hoặc lá dứa) vào chưng thêm khoảng 5 phút. Quan sát độ nở mềm của yến và hạt sen, tắt bếp và thưởng thức.

02. Cách chưng yến đường phèn:  

Chuẩn bị: yến sào – đường phèn – gừng ( hoặc lá dứa để giảm mùi tanh)

Thực hiện: ngâm yến sào trong nước lạnh khoảng 15-20 phút tuỳ loại yến.

Cho yến vào thố với một lượng nước thích hợp, chưng trong 15 phút, cho thêm gừng và đường phèn chưng thêm 5 phút đến khi yến mềm và có mùi thơm.

Tắt bếp và thưởng thức

Ngoài ra, chưng yến với đường phèn có thể kết hợp với nhiều loại gia vị khác. Một món ăn mà chúng tôi thường xuyên nấu cho gia đình mình, rất đơn giản nhưng vừa đảm bảo tính bổ dưỡng, lại vừa thơm ngon và bắt miệng. Bạn có thể tham khảo thêm: CÁCH CHƯNG YẾN ĐƯỜNG PHÈN TÁO ĐỎ HẠT CHIA

03. Yến chưng táo đỏ

Chuẩn bị: yến sào – đường phèn – táo đỏ ( Đây là những nguyên liệu có sẵn trong set quà tặng

Thực hiện: ngâm yến sào 15-20 phút trong nước lạnh đến khi nở mềm. Rửa sạch táo đỏ và ngâm 20 phút.

Cho táo đỏ vào nấu trong 10 phút, sau đó cho yến vào chưng thêm 15 phút. Cho lượng đường phèn đã chuẩn bị chưng trong vòng 5 phút nữa và tắt bếp.

04. Yến chưng mật ong

Chuẩn bị: tổ yến sào – mật ong – gừng tươi

Thực hiện: ngâm yến trong nước lạnh khoảng 15-20 phút ( nhớ quan sát độ nở nhé)

Cho yến vào thố cùng một lượng nước vừa đủ cùng gừng tươi, chưng khoảng 20 phút

Tắt bếp và cho mật ong vào khuấy đều và thưởng thức.

Lưu ý: vì các chất dinh dưỡng có trong mật ong dễ bị mất đi khi nấu dưới nhiệt độ cao, nên chỉ cho vào yến chưng khi đã tắt bếp

Tham khảo giá bán và cách chưng yến mật ong đơn giản mà giữ nguyên dinh dưỡng. Xem thêm: YẾN CHƯNG MẬT ONG

05. Yến chưng hạt chia:

Chuẩn bị: yến sào – hạt chia – đường phèn

Thực hiện: ngâm yến sào 15-20 phút

Cho yến sào vào cùng nước lọc, chưng trong 15 phút, cho lượng đường phèn cùng hạt chia đã chuẩn bị vào và chưng thêm 5 phút, khuấy đều và thưởng thức.

Tham khảo giá bán và cách chưng yến hạt chia đơn giản mà giữ nguyên dinh dưỡng. Xem thêm: YẾN CHƯNG HẠT CHIA

06. Yến chưng đông trùng hạ thảo

Chuẩn bị: yến sào – đông trùng hạ thảo – đường phèn

Thực hiện: ngâm yến trong nước lọc 15 -20 phút đến khi nở mềm

Rửa sạch đông trùng hạ thảo và chưng trong vòng 5 phút.

Cho yến và đông trùng vào chưng thêm 15 phút

Tiếp theo cho lượng đường phèn đã chuẩn bị vào chưng thêm 5 phút, khuấy đều và tắt bếp.

Là 2 loại thực phẩm giá trị nên chúng tôi có bài chia sẻ chi tiết hơn về cách chưng và một số lưu ý khi ăn. Quý khách nên xem thêm tại đây: YẾN CHƯNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

07. Cách chưng yến táo đỏ hạt sen

Chuẩn bị: yến sào – táo đỏ – hạt sen – đường phèn

Thực hiện: Ngâm hạt sen (nếu dùng hạt sen khô) khoảng 1h cho mềm.

Nấu hạt sen với lượng nước vừa đủ khoảng 20 phút, cho táo đỏ vào đun thêm 10 phút.

Cho yến đã ngâm mềm vào thố chưng, tiếp tục cho hạt sen, táo đỏ đã nấu chín, chưng trên lửa nhỏ 15 phút.

Cho đường phèn vào và chưng thêm 5 phút, tắt bếp.

Ngoài ra, có hướng dẫn chi tiết từng bước đơn giản để bạn dễ dàng thực hiện được. Chi tiết bạn có thể xem tại đây : CÁCH CHƯNG YẾN TÁO ĐỎ HẠT SEN

Ngoài cách chưng yến ngon với các nguyên liệu, mấy mẹ có thể nấu cháo yến với thị gà, thịt heo và yến mạch siêu đơn giản tại nhà.

Câu hỏi thường gặp về chưng yến

Chưng yến với gì?

Yến sào phù hợp với rất nhiều loại nguyên liệu nhằm tăng hương vị và tác dụng của yến sào như táo đỏ, hạt chia, kỷ tử, đường phèn, hạt sen,…

Chưng yến bao lâu?

Yến tươi, yến khô hay chân yến có thời gian chưng khác nhau. Yến sợi đã nở mềm chỉ cần chưng khoảng 20 phút, nhưng chân yến cứng hơn có thể chưng từ 30- 45 phút

1 tai yến chưng bao nhiêu nước?

1 tai yến khô từ 7-10g có thể chưng từ 200ml đến 500ml tuỳ nhu cầu gia đình muốn ăn yến đặc hay loãng.